-‘๑’- Chào mừng bạn đến với Forum - Click vào đây để đăng ký ‘๑’-.
Sửa lỗi cho nhau, Sửa lỗi cho ACE" - Chúa Nhật XXIII - Sửa lỗi cho nhau.


Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
Tài khoản:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động: :: Quên mật khẩu
  • SVCG Thái Bình tại Nam Định
Top posters
232 Số bài - 35%
164 Số bài - 25%
83 Số bài - 13%
40 Số bài - 6%
34 Số bài - 5%
27 Số bài - 4%
22 Số bài - 3%
21 Số bài - 3%
17 Số bài - 3%
17 Số bài - 3%

Share
 

 Sửa lỗi cho nhau, Sửa lỗi cho ACE" - Chúa Nhật XXIII - Sửa lỗi cho nhau.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
anhem_hailua_nd
Quản trị viên
Quản trị viên
anhem_hailua_nd


Tổng số bài gửi : 232
Join date : 22/03/2012
Age : 34
Đến từ : Giao Xứ Châu Nhai

Sửa lỗi cho nhau, Sửa lỗi cho ACE" - Chúa Nhật XXIII - Sửa lỗi cho nhau.  Empty
Bài gửiTiêu đề: Sửa lỗi cho nhau, Sửa lỗi cho ACE" - Chúa Nhật XXIII - Sửa lỗi cho nhau.    Sửa lỗi cho nhau, Sửa lỗi cho ACE" - Chúa Nhật XXIII - Sửa lỗi cho nhau.  I_icon_minitimeSat Mar 24, 2012 11:35 pm

Những chỗ hhr đánh dấu đỏ, mọi người lưu ý.

CHÚA NHẬT XXIII: SỬA LỖI CHO NHAU

Suy Niệm: do bản chất con người là yếu đuối hay sa ngã, Đức Giê-su đã đưa ra một phương pháp tối ưu giúp cho con người biết cách sửa lỗi cho nhau, để trở nên hoàn thiện hơn. Tại sao phải sửa lỗi? Phải chăng không còn biện pháp nào giúp con người hoán cải để họ khỏi phải phạt? Phải chăng những người thu thuế và ngoại giáo đã sẵn bị loại trừ?

1. Hãy sửa lỗi anh em
Đoạn Tin Mừng của thánh Mat-thêu thuật lại lời dạy của Đức Giê-su về sự cần thiết phải tha thứ và sửa lỗi cho nhau để giúp nhau phát triển đời sống cộng đoàn:

Con người thường hay có khuyết điểm: Người ta thường nói: nhân vô thập toàn. Sau khi A-dong, E-và phạm lỗi ăn trái cấm, con người phải dùng hiểu biết của mình để hành động và không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Để phấn đấu đạt được mục tiêu của đời người, họ phải tận dụng khả năng tùy theo ơn Chúa ban, để trao dồi bản thân và giúp đỡ lẫn nhau nên tốt. Đức Giê-su đã thấy rõ những yếu điểm của nhân loại, Người đã đưa ra những cách sửa lỗi giúp họ thành công.

Chúa dạy sửa lỗi cho nhau vì lợi ích của cộng đoàn: Như trên đã nói, việc sửa lỗi cho nhau sẽ đem lại lợi ích cho bản thân và cho người khác, tuy nhiên Đức Giê-su muốn nhấn mạnh đến lợi ích của cộng đoàn, đến gia đình, hiệp hội, đặc biệt là Giáo Hội. Cộng đoàn bao gồm nhiều cá nhân hợp lại. Mỗi lỗi lầm của cá nhân đều ảnh hưởng đến tập thể và mỗi tiến bộ của cá nhân cũng đều tác động đến cộng đoàn. Từ "anh em" có thể hiểu là anh em con một cha theo máu huyết, cũng có thể là anh em một cha trong cộng đoàn thiêng liêng và cũng có thể hiểu là anh em theo mối quan hệ siêu nhiên, mà mọi người là anh em với Chúa Giê-su và con một Cha trên trời. Như vậy Giáo hội được xuất hiện như cộng đoàn và mọi người đều có trách nhiệm về đức tin của anh em mình. Mỗi người phải luôn luôn làm cho Giáo hội lớn mạnh bằng tinh thần sửa lỗi như Chúa đã dạy.

2. Những phương pháp sửa lỗi
Tha thứ và sửa lỗi cho nhau là cần thiết, nhưng làm sao để đạt kết quả là không dễ, Đức Giê-su đưa ra những đường lối tốt nhất giúp nhau sửa lỗi:

Bước đầu tiên, phải trực tiếp góp ý người phạm lỗi: "Anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh thì anh đã được món lợi của người anh em mình" (Mt.18,15). Chúa coi đây là phương pháp hữu hiệu khi có các cuộc xung đột; sự góp ý sẽ giúp cho cả hai bên, người góp ý được phần thưởng "người anh em" và người được góp ý được lợi chính mình.

Bước thứ hai, phải cộng tác với những người có uy tín, nếu sau khi góp ý cá nhân mà không hiệu quả: "Nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem một hay hai người nữa, để mỗi công việc được giải quyết căn cứ vào lời hai ba chứng nhân" (Mt.18,16). Đức Giê-su chú ý đến chữ "tín" trong việc sửa lỗi. Để bảo đảm sự kín đáo, Chúa đòi hỏi phải hạn chế số người tham vấn, mà phải là người có uy tín, tránh những phán đoán chủ quan cá nhân.

Bước thứ ba, hãy coi như người ngoài cộng đoàn, một khi đã làm đủ cách mà vẫn không có hiệu quả. Không phải Đức Giê-su không yêu thương họ, mà Người coi họ như "người ngoại, người thu thuế." Người ta cảm thấy bất lực trước những ai không nghe lời mình nói. Làm theo những phương pháp nói trên mà không được, thì người Ki-tô hữu hết nhiệm vụ sửa lỗi trực tiếp với họ và trao phó họ cho Thiên Chúa qua lời cầu nguyện và kiên trì chờ đợi.

3. Những đức tính cần có khi sửa lỗi
Đức Giê-su dạy người ta những phương pháp để sửa lỗi cho nhau, đồng thời Chúa đòi hỏi người sửa lỗi cũng phải có trong mình những đức tính cần thiết:

Người sửa lỗi phải có tinh thần trách nhiệm: Khi sửa lỗi cho người khác, người đó phải coi đó là nhiệm vụ của mình đối với người “anh em." Không coi việc sửa lỗi để kiếm chác, phô trương thanh thế, hay gián tiếp làm to chuyện. Một người thì thầm bên tai người bạn: Tôi nói cho chị một chuyện rất quan trọng, nhưng chị không được nói cho ai hay, rồi người thứ hai nói giống như vậy với người thứ ba và cứ như vậy cả làng nhanh chóng biết câu chuyện "rất bí mật" đó. Là người có trách nhiệm không những người ta thể hiện mối quan hệ với nhau, giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, thành viên với cộng đoàn, mà người ta hiểu được thiện chí của người nghe, tránh những tổn thương đáng tiếc xảy ra.

Người sửa lỗi phải có tinh thần cảm thông: Sửa lỗi cho nhau dựa trên tinh thần bác ái và yêu thương, nghĩa là người ta phải yêu người khác như Chúa đã yêu thương. Những ai muốn Chúa tha thứ cho mình thì họ cũng phải tha thứ cho người khác như vậy. Một khi con người đã trở nên chai đá, nhẫn tâm, thiếu tình thương thì không thể sửa lỗi thành công. Đức Giê-su nói: "Nếu ai chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi của người anh em mình"(Mt.18,15b). Tinh thần sửa lỗi ở đây được Chúa đặt vào một bầu khí yêu thương thông cảm.

Người sửa lỗi phải tế nhị: Đối tượng sửa lỗi rất đa dạng, có thể là lỗi nặng gây tiêu cực, có thể người đó ở trên mình, có những đối tượng rất nhạy cảm, nhưng cũng có những đối tượng rất lì lợm, chai cứng, đôi khi đối tượng sửa lỗi có đời sống thường xuyên tốt hơn mình.Vì thế, khi sửa lỗi, phải rất tế nhị, phải luôn thể hiện cử chỉ khiêm nhường, không bao giờ ở vị trí quan toà để sửa lỗi, như vậy chỉ làm cho người sai lỗi thêm tiêu cực và phản ứng mạnh hơn. Phải luôn tôn trọng người được sửa lỗi, bởi họ dù có mắc lầm lỗi, nhưng bản chất vẫn tiềm ẩn những giá trị đáng quý trọng. Việc sửa lỗi cho anh em là nhiệm vụ khá phức tạp, nguy hiểm, bởi vì tâm lí tự nhiên người ta muốn che đậy: đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại; người sửa lỗi phải khôn khéo và tế nhị mới thành công.

Mỗi người chúng ta phải biết phó thác vào Thiên Chúa, luôn cầu nguyện và làm việc với thiện chí, chắc chắn công việc sửa lỗi của chúng ta sẽ đem lại kết quả.
Về Đầu Trang Go down
https://anhemhailua.forumvi.com
 

Sửa lỗi cho nhau, Sửa lỗi cho ACE" - Chúa Nhật XXIII - Sửa lỗi cho nhau.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CHIA SẺ LỜI CHÚA :: Các Bài Giảng-Giáo Lý :: Gương sống đạo-