-‘๑’- Chào mừng bạn đến với Forum - Click vào đây để đăng ký ‘๑’-.
Ơn gọi từ 1 biến cố buồn


Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
Tài khoản:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động: :: Quên mật khẩu
  • SVCG Thái Bình tại Nam Định
Top posters
232 Số bài - 35%
164 Số bài - 25%
83 Số bài - 13%
40 Số bài - 6%
34 Số bài - 5%
27 Số bài - 4%
22 Số bài - 3%
21 Số bài - 3%
17 Số bài - 3%
17 Số bài - 3%

Share
 

 Ơn gọi từ 1 biến cố buồn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
iloveyou_giesu
Smod
Smod
iloveyou_giesu


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 27/03/2012

Ơn gọi từ 1 biến cố buồn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ơn gọi từ 1 biến cố buồn    Ơn gọi từ 1 biến cố buồn  I_icon_minitimeTue Mar 27, 2012 5:10 pm

Mùa Chay là khoảng thời gian thích hợp để nhìn lại ơn gọi làm con cái Chúa, đặc biệt là ơn gọi làm môn đệ Chúa Kitô qua đời sống tu trì. Tuần Thánh năm 2009 vừa qua, tôi có dịp ôn lại những mốc đáng nhớ mà qua đó, Thiên Chúa đã gọi tôi làm Kitô hữu, rồi làm tu sĩ để có thể họa lại chân dung của Ngài trong một xã hội có thể nói là sống không cần Thiên Chúa. Tôi xin bắt đầu câu chuyện từ một biến cố buồn – xảy ra cách nay gần 10 năm – bởi vì từ biến cố đó, Thiên Chúa đã biến đổi cuộc đời tôi, giúp tôi thay đổi não trạng mà trở về với Ngài.

1. Kết bạn với một người Công giáo
Tôi được sinh ra trong một gia đình Phật giáo ở Bình Định. Ngay từ nhỏ, tôi đã được giáo dục và tiếp thu những giá trị theo truyền thống Phật giáo. Tuổi đời tôi êm đềm trôi qua cho đến khi tốt nghiệp đại học rồi làm việc trong một cơ quan nhà nước tại tỉnh Bình Dương.
Trong thời gian làm việc, tôi quen với một cô gái người Công giáo. Chúng tôi tìm hiểu và hứa với nhau sẽ tiến đến hôn nhân. Biết tôi là người Phật giáo, nhưng cô ta không bắt tôi phải theo học ngay lớp giáo lý được tổ chức ở giáo xứ. Vả lại, cô cũng còn đang học năm thứ nhất đại học. Cô đưa tôi vài cuốn sách nói về đạo Công giáo và khuyên tôi rảnh rỗi cứ đọc xem sao. Qua một thời gian, tôi nắm được một số khái niệm của đạo. Như việc tạo dựng vũ trụ và muôn loài; những con người đầu tiên sa ngã; Thiên Chúa tuyển chọn dân Do thái làm dân riêng để thực hiện chương trình cứu độ; Thiên Chúa làm người, chịu chết và sống lại, v.v.

Vì thương cô ta, nên tôi đọc để cô được vui. Chứ thật ra, tôi chẳng có chút niềm tin vào những điều tôi đọc được. Bởi vì, vào thời đó, “làm sao một hài nhi được sinh ra mà không do sự kết hợp của một người nam và một người nữ? Làm sao một người đã chết chôn trong mồ mà sống lại được?” Những điều này, theo khoa học thì không thể chấp nhận, vì nó trái với quy luật sinh hóa. Một lần kia, bà nội của cô ta nói với tôi: “Nếu Chúa Giêsu không sống lại, tại sao các Tông đồ rao giảng Chúa sống lại và chấp nhận chịu tử hình để làm chứng điều các ông tin?” Tôi trả lời: “Con không dám phủ nhận niềm tin của bà, nhưng biết đâu các Tông đồ, vì quá thần tượng Đức Giêsu, và vì các ông theo Ngài đã lâu, thấm nhuần giáo lý của Ngài, nên sau khi thấy Ngài chết, các ông dựng lên câu chuyện Đức Giêsu sống lại, và chấp nhận chịu tử đạo, để nhờ đó mà quy tụ nhiều người tin theo, hình thành một tôn giáo cho đến ngày nay?” Mặc dù nghe tôi nói vậy, bà vẫn ôn tồn trả lời: “Đối với Thiên Chúa, thì không có gì mà Ngài không làm được!” Nhưng riêng tôi thì hậm hực trong lòng, vì thấy rằng họ tin vào những chuyện dường như là hoang tưởng.

Tôi luôn cố gắng tránh tranh luận về tôn giáo với cô ta. Bởi vì tôi không muốn làm cô ta phiền lòng. Trong thâm tâm, tôi chỉ nuôi một ý định là làm sao, lấy được cô ta làm vợ. Vì đối với tôi, cô là người phụ nữ thùy mị, duyên dáng và xinh đẹp nhất. Vì thế, tôi sẽ tuân thủ những yêu cầu và lễ nghi mà đạo Công giáo đòi hỏi khi gia nhập. Một khi đã đạt được mục đích, tôi sẽ thực hiện câu: “Kính lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, con lấy được vợ, con thôi nhà thờ!” Nhưng sự thật thì không đơn giản như toan tính của tôi. Tôi đã phải trả một giá khá đắt.

2. Biến cố “ngã ngựa”: một bước ngoặt đổi đời
Thấm thoắt đã gần hai năm kể từ khi chúng tôi quen nhau. Vào những ngày giáp Tết năm 2000, tôi quyết định dẫn cô ta về quê ra mắt gia đình và họ hàng. Nhưng oái ăm thay, chỉ còn năm ngày nữa là chúng tôi lên đường, một tin sét đánh xảy đến cho tôi: cô ta đã bị tai nạn xe hơi, và đã tắt thở không một lời trăn trối. Tôi hụt hẫng, thẫn thờ và khóc nấc lên từng hồi. Tôi kêu trời một cách vô vọng: Tại sao? Tại sao trời phật hại chúng tôi? Chúng tôi có tội lỗi gì đâu?

Mất người yêu, tôi ưu sầu buồn bã khôn nguôi và thường khóc thầm một mình. Tôi sống khép kín, không muốn tiếp xúc với ai ngoài công việc hàng ngày ở cơ quan. Thấy vậy, bà nội cô ta khuyên tôi: “Người Công giáo không coi cái chết là hết, mà chỉ là một sự đổi thay trạng thái sống. Con đừng buồn nữa, và hãy cầu nguyện cho bạn con!” Lời khuyên ấy đã tác động trong tôi. Nhưng tôi không biết cầu nguyện như người Công giáo, và bà dạy tôi cầu nguyện.

Tôi chợt nhớ đến câu nói của một triết gia nào đó: “Trong đau khổ, con người mới có cơ may tìm đến Thiên Chúa”. Thật vậy, nỗi đau buồn và thương nhớ người yêu, đã khiến tôi cất lên lời cầu nguyện trong nghẹn ngào: “Lạy Chúa, nếu quả thật Chúa hiện hữu và quyền năng, xin hãy đưa bạn con về nguồn sống vĩnh cửu, và giúp con biết tin vào Chúa!” Tôi thường lặp đi lặp lại lời nguyện ấy trong một thời gian khá dài. Lúc đầu, tôi cầu nguyện chỉ vì quá đau khổ và vì thương bạn tôi, chứ niềm tin của tôi vẫn còn mơ hồ. Nhưng lâu ngày, lời nguyện thấm nhập vào lòng lúc nào không hay. Và thật kỳ lạ! Nỗi buồn trong tôi ngày càng vơi đi. Tôi không còn sống khép kín mà cởi mở với mọi người. Tôi cũng bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về tôn giáo, về ý nghĩa cuộc đời. Biến cố đau thương đã làm tôi bớt kiêu ngạo, lại giúp tôi ý thức được thân phận mỏng dòn của kiếp người. Quả thật, điều mà tôi tưởng chừng như chắc chắn, là nắm bắt được, lại có thể tan thành mây khói trong chốc lát.

Suy tư bước đầu của tôi là tìm kiếm lời giải đáp về nguồn gốc vũ trụ trong hai tôn giáo lớn, là Phật giáo và Kitô giáo. Bởi vì một câu hỏi mà lý trí phải đặt ra, là vạn vật do đâu mà được hiện hữu? Phật giáo dường như im lặng về vấn đề này. Chính Đức Thích Ca đã không trả lời những thắc mắc về nguồn gốc vũ trụ và các vấn đề siêu hình, vì ngài cho rằng “những câu hỏi nêu ra đó chẳng có ích lợi gì”.[1] Sự im lặng của Đức Thích Ca làm tôi không hài lòng. Trong khi đó, Kitô giáo đã giúp tôi tìm ra nguồn gốc vũ trụ. Có lẽ, nhân loại chỉ tìm thấy cội nguồn của vạn vật nhờ lời Kinh Thánh đầu tiên trong Sách Sáng Thế: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1,1). Mặt khác, Đức Thích Ca nhìn nhận ngài chỉ là một con người, là “ngón tay để chỉ mặt trăng” mà thôi. Trong khi Đức Giêsu khẳng định rằng: “Tôi từ trời xuống (…) Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” (x.Ga 6,42-51), “Tôi Hằng Hữu tự đời đời” (x. Ga 8,58), “Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,26), “Tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Những sự khác biệt như thế làm tôi nghiêng chiều về Kitô giáo, vì nó giúp tôi giải đáp những thắc mắc tối hậu cho cuộc đời và vũ trụ.

Đang khi tôi có chiều hướng tiến gần đến Kitô giáo, lại được bà nội người yêu tôi khuyên nhủ ủi an, làm tôi ngày càng có cảm tình với Công giáo hơn. Chính gương sáng đức tin của bà đã tác động lên tôi rất nhiều. Một hôm, tôi thổ lộ với bà ý muốn trở thành một người Công giáo. Bà mừng rỡ và khuyên tôi đăng ký học lớp Giáo lý Dự tòng. Thế là vào đầu tháng 3 năm 2000, tôi tìm đến Tu viện Lời Chúa (Dòng Thừa sai Đức tin), gặp cha Bề trên xin học lớp giáo lý với các anh chị dự tòng khác. Tuy không còn cơ hội cùng với người yêu đến học giáo lý, nhưng tôi vẫn cảm thấy vui trong lòng. Trong lớp có mình tôi là đặc biệt, bởi vì bạn nào cũng có đôi có lứa, riêng tôi chỉ có một mình. Sau 5 tháng học hỏi giáo lý, ngày 15 tháng 8 năm 2000, tôi được lãnh nhận bí tích Rửa tội, trở thành con cái Thiên Chúa và là chi thể của Giáo Hội.

3. Ơn gọi tu trì: một hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa
Tôi quyết định học giáo lý để trở thành một người Kitô hữu, rồi sẽ lấy vợ lập gia đình như những người Công giáo khác. Trong đầu tôi không hề có ý niệm đi tu. Hơn nữa, công việc của tôi vẫn đang tiến triển tốt, nỗi buồn mất người yêu cũng đã vơi đi rất nhiều. Tôi đã tìm thấy niềm vui trong công việc và trong tương quan với mọi người. Thế nhưng, trước khi sắp kết thúc khóa giáo lý dự tòng, vào một buổi tối trời mưa tháng 7 năm 2000, khi tôi đến học giáo lý, trong lớp chẳng có ai, ngoại trừ một tu sĩ đang ngồi đợi tôi. Chính trong buổi tối này, lần đầu tiên tôi được khuyên đi tu để giúp mọi người. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Đi tu mà làm sao giúp được người khác? Ở bên ngoài, tôi còn có thể làm ra sản phẩm này, sản phẩm nọ cung cấp cho xã hội, còn đi tu chỉ có đọc kinh cầu nguyện thì giúp ích gì cho đời?” Vị tu sĩ trả lời: “Con người không chỉ có phần xác, mà còn có linh hồn. Thân xác chết đi, nhưng linh hồn bất tử. Đi tu anh sẽ giúp phần linh hồn nhiều người”. Tôi không muốn tranh cãi, nhưng có hứa với vị tu sĩ rằng tôi sẽ suy nghĩ lại, chứ hiện giờ không có ý niệm đi tu; nếu cầu nguyện mà Chúa thúc đẩy ước muốn đi tu, thì tôi sẽ đi. Tôi cũng đem việc này kể cho bà nội người yêu tôi nghe. Bà mỉm cười và khuyên tôi hãy cầu nguyện thật nhiều. Sau này tôi biết, chính bà là người đã âm thầm cầu nguyện cho tôi nhiều nhất. Bà trở thành người mẹ thiêng liêng vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống tu trì của tôi.
Kể từ đêm hôm ấy, tâm trí tôi cứ ám ảnh hai từ “đi tu”. Mặc dù chưa rửa tội, nhưng được bà nội người yêu tôi khuyến khích, nên ngay từ những ngày đầu học giáo lý, tôi đã đến Tu Viện Lời Chúa tham dự Thánh Lễ vào mỗi buổi sáng. Tôi đem nỗi ám ảnh “đi tu” cầu nguyện với Chúa. Nếu quả thật Ngài gọi tôi, thì Ngài sẽ làm cho lòng tôi phát sinh ước muốn.

Dường như Chúa cũng muốn tôi đi tu! Vì mỗi ngày trôi qua, tôi thường suy nghĩ về ơn gọi tu trì nhiều hơn. Tôi tìm gặp một số linh mục để được hướng dẫn. Càng ngày, tôi càng băn khoăn, cân nhắc giữa hai con đường: hoặc là chọn đi tu, hoặc tiếp tục làm việc. Thời gian suy nghĩ, đắn đo kéo dài hơn hai năm kể từ ngày tôi lãnh nhận bí tích Rửa tội. Vào cuối tháng 11 năm 2002, khi thấy việc chọn lựa đã chín muồi, lòng muốn đi tu đã đủ mạnh, tôi quyết định làm đơn xin nghỉ việc, rồi gia nhập Tu viện Lời Chúa.

Ơn gọi nào cũng có những thử thách. Nhưng theo thời gian, tôi ngày càng trưởng thành hơn trong ơn gọi. Tôi dễ chấp nhận sự khác biệt nơi anh em trong cộng đoàn. Tôi không bao giờ chán nản muốn bỏ cuộc hoặc nuối tiếc quá khứ. Mỗi ngày trôi qua, tôi càng ý thức hơn việc chọn lựa đời sống tu trì là ý muốn của Thiên Chúa dành cho tôi. Tôi vẫn thấy an vui trong tâm hồn, dù đôi khi phải chịu những cay đắng, buồn phiền trong đời sống cộng đoàn. Giờ nhìn lại hành trình ơn gọi, tôi nhận thấy rằng Thiên Chúa đã quan phòng mọi sự cho cuộc đời tôi. Biến cố “ngã ngựa” đó đã giúp tôi trở về với đức tin Công giáo. Một biến cố đã trở thành hồng phúc cho cuộc đời tôi. Từ một biến cố “đau thương” tưởng chừng như một điều bất hạnh, Ngài đã biến đổi thành niềm hy vọng sâu xa trong cõi lòng tôi. Bởi vì, tôi xác tín rằng, những ai biết tín thác vào Đức Giêsu Kitô, sẽ tìm thấy chính mình trong sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi, và những người thân yêu cũng sẽ được tìm thấy nhau trong một đại gia đình trên Thiên Quốc.

"các bạn ạ đây là những lời trích dẫn của thầy TÔ HỒNG TUẤN.thầy nói về nhưng trải nghiệm bản thân,được chị tớ gửi cho.gần 1 tháng rùi.bây giờ mới xem thử thấy mình thiếu sót 1 điều gì đó.tuy ko nói lên được nhưng mình nghĩ cần phải thay đổi.thay đổi để đến được với Chúa." + "svbuichu.com".


Về Đầu Trang Go down
 

Ơn gọi từ 1 biến cố buồn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha Biển Đức 16.
» [29/04/2012]Picnik du lịch biển Cồn Vành (Hot)
» Thánh lễ ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Nam Biên-Gp Thái Bình
» Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XXVII

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CHIA SẺ LỜI CHÚA :: Các Bài Giảng-Giáo Lý :: Gương sống đạo-